Đây là bài phỏng vấn KTS Glenn Murcutt do KTS Marcus Trimble thực hiện, bài phỏng vấn đầy cảm xúc này được đăng trên tạp chí Architecture AU số tháng 01/2012. Thân tặng những học trò vừa tốt nghiệp và những đồng nghiệp đang phải đấu tranh cho con đường mình đã chọn trong thời điểm khó khăn này, và tặng tất cả những ai còn quan tâm đến Kiến trúc. Hãy lắng nghe một trong những KTS vĩ đại nhất và nhớ rằng ông vẫn đang hàng ngày cặm cụi với từng nét vẽ.

Image

Trong hoàn cảnh mà các kiến trúc sư Úc cũng như những sinh viên mới tốt nghiệp gần đây phải đối mặt với bất ổn tài chính, điều quan trọng là phải có một vài quan điểm. Suy thoái kinh tế, như một phần của cuộc sống, cho một khoảnh khắc để nhận định lại hoặc, theo lời một người bạn của Glenn Murcutt, suy thoái “như một cơn lũ làm sạch hệ thống.”

Marcus Trimble: Ông bắt đầu lập văn phòng của mình sau một số năm làm việc cho một loạt kiến trúc sư bao gồm cả Neville Gruzman và Ancher Mortlock & Woolley. Luôn luôn là một sự khắc nghiệt khi thiết lập một văn phòng kiến trúc, nhưng chúng tôi muốn nhìn lại với lăng kính màu hồng. Tôi tò mò muốn biết liệu khi đó có khó khăn như bây giờ, và hoàn cảnh kinh tế như thế nào ở thời điểm đó?

Glenn Murcutt: Thật tồi tệ – đất nước trong thời kỳ suy thoái. Nhưng hàng xóm ngay cạnh chúng tôi, Russell Slade, Giám đốc của Polymer Products và một số công ty lớn khác, lái xe đưa tôi vào thành phố ít nhất hai lần một tuần. Ông ấy thật sự rất quan trọng với tôi, ông ta nói, “Tôi yêu cuộc suy thoái – chúng giống như một cơn lũ làm sạch cả hệ thống, và một khi hệ thống trở nên sạch sẽ thì bạn đã sẵn sàng cho mọi việc tốt đẹp một lần nữa. Cây cối bắt đầu phát triển khi hệ sinh thái của những con sông trở lại với những gì đích thực của nó, điều này cũng như trong kinh doanh”. Vì vậy, tôi không hề sợ hãi để đi vào thực tế. Tôi đã có một công việc dù sau đó là một chút thảm họa, tôi đã không có việc gì làm trong 9 tháng, nhưng những gì tôi đã làm đó là có được tất cả các công ty mà tôi có thể nghĩ đến trong ngành công nghiệp xây dựng và yêu cầu họ gửi cho tôi các danh mục sản phẩm. Tôi chợt nảy ra một ý nghĩ rằng có một cách khác để nhìn vào chi tiết với các thành phần công nghiệp và đó là để thực hiện một sự kết nối giữa các thành phần đó với những gì đang làm. Tất cả những gì từ một nhà kính trồng cà chua, từ thanh nhôm lắp kính và lam thông gió đều là các sản phẩm công nghiệp trong các nhà máy. Tôi tìm thấy một cách thức để chúng có thể được sử dụng trong kiến trúc.

Vì tôi chỉ có một công việc nhỏ, người anh của tôi yêu cầu tôi thiết kế ngôi nhà của ông ấy thay vì mua nhà dự án, sau đó Laurie Short đến và tôi cũng làm ngôi nhà của ông ta, và cả hai tòa nhà đều giành giải thưởng. Sau đó nữa Marie Short đến với tôi vì công trình Crescent Head, và rồi mọi thứ bắt đầu xảy ra. Năm 1972, một thiết kế cải tạo công trình của tôi ở Wunda đã giành cho tôi một chuyến đi trên khắp thế giới; Công ty bất động sản Gray & Mulroney cùng với Viện Kiến trúc Hoàng gia Úc đã có một giải thưởng cho sự thay đổi và bổ sung hiện đại có thể được thực hiện mà không cần sao chép một bungalow theo phong cách liên bang từ 1912. Điều này đã cho tôi 1.000$ cho một chuyến đi vòng quanh thế giới và tham quan công việc của các kiến trúc sư từ Mỹ và châu Âu, những người đã đạt được những kết quả tuyệt vời qua các phương án thiết kế cải tạo và nâng cấp, như Maison de Verre ở Paris. Đó thực sự là một ân huệ – vào năm 1973, tôi đi ba, bốn tháng. Rất tuyệt vời.

Một khía cạnh khác bắt đầu trong thực tế là ba ngày sau khi rời văn phòng – nơi tôi đã làm việc trong 5 năm – tôi được mời đến dạy tại Đại học Sydney, tôi đã thực tập trong tháng 11/1969 và giảng dạy vào tháng 3 năm sau. Tôi đã được kết hợp làm việc và giảng dạy.

Image

Bowali visitor’s center at Kakadu National Park (Northern Territory, Australia, 1994)

Marcus Trimble: Cùng với việc giảng dạy, làm thế nào ông có thể cộng tác cùng các kiến trúc sư khác trong những công việc thực tế?

Glenn Murcutt: Tôi hiếm khi có nhân viên. Tôi thường làm bằng cách lập nên một đội ngũ về dự án mà chúng tôi chia sẻ sự hợp tác bình đẳng. Ví dụ, Reg Lark, Wendy Lewin và tôi hợp tác cùng làm Trung tâm Giáo dục Arthur & Yvonne Boyd. Tôi cộng tác với Hakan Elevli tại Melbourne cho nhà thờ Hồi giáo Altona. Tôi cộng tác với Wendy của Lightning Ridge Australian Opal Centre và với một số kiến trúc sư khác như Troppo, người mà tôi hợp tác trong dự án Bowali Visitor Centre and Headquarters tại Kakadu.

Một số sinh viên tôi đã dạy – Paul Pholeros, Alec Tzannes, Wendy Lewin, Stephen Lesuik – rất nhiều người đã rời khỏi đây bây giờ làm theo kiểu mà chúng tôi đã từng làm vào những năm 1970. Không phải tất cả họ đều làm nhà “kiểu Murcutt”, đó là mục đích cuối cùng của tôi. Mục đích là để hiểu được những nguyên tắc cơ bản. Hiểu các nguyên tắc giống như một bộ công cụ.

Marcus Trimble: Là một kiến trúc sư tập trung vào kiến trúc nhà ở, tôi quan tâm đến cách ông nhìn thấy tình hình của bất động sản hiện đang như một thứ giải trí hay như một thú chơi, và kết quả sự thương mại hóa kiến trúc. Một trong những mặt tích cực của việc này là mọi người cũng có kiến thức hơn trong việc hiểu biết các sơ đồ, kết quả của việc bất động sản ngày càng mở rộng trong danh sách các tài sản. Còn khách hàng làm nhà riêng thay đổi như thế nào trong những năm qua?

Glenn Murcutt: Vào những năm 1950, khi tôi còn đang đi học đến 1961 khi tôi ra trường, có rất nhiều đất vẫn còn bỏ trống trong quận Northern Beaches và những bãi biển miền Nam trong vòng 10 km bờ biển. Đó là thời điểm khi một mức lương cũng có thể mua một miếng đất. Đấy là trước khi xã hội thay đổi trong những năm 1970, khi xã hội vẫn còn thấy rằng người đàn ông – là trụ cột gia đình, và phụ nữ chỉ để sinh con – tất cả đã thay đổi rất nhanh chóng. Kinh tế, điều cơ bản của mọi chuyện, đã thay đổi – nếu chỉ có một trụ cột gia đình thì cũng chỉ duy trì được kinh tế gia đình trong giới hạn khả năng đó. Mọi thứ đến từ những giai đoạn sau, không hề có ý tưởng rằng người ta có thể mượn đến chín mươi phần trăm của giá trị tài sản, bao gồm cả đất và nhà bạn mua. Người ta phải tiết kiệm.

Tất nhiên, sau đó đến nhà dự án, đó là một bước tiến, và tại thời điểm này, cả nam giới và phụ nữ đều được chấp nhận để trở thành trụ cột gia đình và mang lại thu nhập dành cho khu đất và ngôi nhà – trở thành gói hoàn chỉnh. Các nhà dự án đã trở nên thực tế và người mua đã quan tâm đến thiết kế. Họ đã được đào tạo từ những ngôi nhà và trở nên có kiến thức hơn vì đã có rất nhiều nhà dự án chất lượng tốt. Ví dụ: Pettit+Sevitt, Habitat, Program, Merchant Builders – tất cả đều là các công trình tuyệt vời. Ken Woolley, Harry Seidler, Dysart, Gunn từ Melbourne, Terry Dorrough – họ đã thiết kế những ngôi nhà tốt. Các dịp cuối tuần đã lên tới hàng trăm người đến thăm nhà dự án. Không chỉ là vấn đề về địa điểm để xây dựng hay chuyện có đủ đất để xây nhà hay không, mà rằng, “phân cấp thấp”, “phân cấp cao” và rất nhiều thứ khác nữa – tất cả đều rất khéo léo.

Marcus Trimble: Tôi cảm giác rằng hiện nay khi xét đến những công trình công cộng, các tiêu chí để lựa chọn là chi phí thấp nhất và số tiền ít nhất, những tiêu chí đó có nguy cơ thực tế lại là hình ảnh đại diện cho dự án. Ông  có cảm thấy sự phát triển mới này, và ông nhìn nhận nó có ảnh hưởng thế nào đến nghề nghiệp?

Glenn Murcutt: Con người dường như quan tâm nhất đến sức mua. Do đó chúng tôi cũng đã tìm hiểu đầy đủ lý do tại sao khách hàng lựa chọn một kiến trúc sư dựa trên chi phí thấp nhất chứ không phải là chất lượng công việc. Nói thẳng ra rằng câu ngạn ngữ cũ “you get what you pay for” vẫn còn tồn tại.

Image

Bowali visitor’s center at Kakadu National Park (Northern Territory, Australia, 1994)

Marcus Trimble: Tiền nào của ấy.

Glenn Murcutt: Đúng vậy. Tôi đã làm việc với một khách hàng từ một trường đại học tại tiểu bang Victoria và ông ta nói với tôi: “Chúng tôi không làm được gì khác – chúng tôi lựa chọn kiến trúc sư dựa trên chi phí thấp nhất và 15 năm sau đó, chúng tôi đang phải chi tiêu trong công việc sửa chữa những tòa nhà đó nhiều hơn các tòa nhà khác mà chúng tôi chi phí cao từ lúc đầu. Nếu chúng tôi đã lựa chọn một kiến trúc sư dựa trên chất lượng công việc, chúng tôi sẽ có kết quả tốt hơn về phương diện kinh tế trong dài hạn”. Đó là những gì chúng ta đã mất. Và sau đó tôi nghĩ rằng điều đó đã có trong những năm 1980. Có một số cuộc thảo luận khá quan trọng tại thời điểm đó về vai trò của kiến trúc sư. Sau đó chúng ta nghĩ rằng không cần phải thực hiện một dự án trên hiện trường và có lẽ vai trò giám sát công trường có thể được thực hiện bởi một chuyên môn khác hơn nhiều so với một kiến trúc sư.

Marcus Trimble: Và đó là sự gia tăng của người quản lý dự án (project manager)?

Glenn Murcutt: Đúng là sự gia tăng của người quản lý dự án. Chúng ta đã chối bỏ trách nhiệm của chính chúng ta, bởi vì là kiến trúc sư cũng có nghĩa chúng ta là người quản lý dự án, chúng ta được đào tạo để quản lý dự án, chúng ta xây dựng từ đầu đến cuối. Mọi chuyện thật đột ngột, chúng ta quyết định rằng chúng ta có thể làm giảm chi phí và để cho người khác làm việc đó, nhưng chúng ta không nghĩ điều đó một cách thông suốt. Bởi vì người khác đó (ám chỉ project manager – nd) về cơ bản là dốt nát và thực hiện mọi việc dựa trên những đồng dollars và những đồng cents, mà không hề có sự khôn ngoan. Chúng ta đã mất đi một phần quan trọng của những gì làm cho công trình có thể “hát”.

Marcus Trimble: Một sự hạ thấp vai trò của kiến trúc sư trong tâm trí của khách hàng và ý thức của cơ quan có thẩm quyền?

Glenn Murcutt: Chắc chắn rồi. Kiến trúc sư là người ngồi xuống và hình dung ra mọi việc và thực hiện nó. Điều đầu tiên khách hàng yêu cầu hôm nay là “Hãy cung cấp cho tôi một hình ảnh hoặc phối cảnh để xem nó như thế nào”. Ý tôi là, điều vô nghĩa ở đây là gì? Khi chúng tôi bắt đầu thiết kế Trung tâm Boyd,  một trong những điều đầu tiên họ muốn biết khi lựa chọn các kiến trúc sư – họ chỉ muốn biết công trình trông sẽ như thế nào. Tôi đã viết cho họ một lá thư và giải thích rằng đó là không phải là cách chúng tôi làm việc – kiến trúc là sự hiểu biết một bản tóm tắt yêu cầu của chủ đầu tư. Bản tóm tắt yêu cầu sẽ thay đổi trong suốt quá trình làm việc và một chủ đầu tư tốt hiểu điều đó. Bây giờ khi tôi nói: “một chủ đầu tư tốt hiểu điều đó” tôi nghĩ rằng đôi tai họ sẽ vểnh lên và họ nghĩ “mình có phải là một chủ đầu tư tốt hay không?”. Vì vậy, vai trò của kiến trúc sư đã thay đổi rất lớn – chúng ta lắng nghe và chúng ta có thể dễ dàng bị tổn thương mà không hề tranh đấu. Tuy nhiên, tôi ghét tranh đấu. Tôi sẽ không làm một công việc trừ khi tôi có cơ hội để có thể thông qua mọi việc để hoàn thành.

Image

The Marika-Alderton House for an aboriginal community (Eastern Arnhem Land in the Northern Territory, Australia, 1994)

Marcus Trimble: Một khía cạnh khác của vấn đề này là nghề nghiệp với phạm vi mở rộng và thiết kế của các tòa nhà trở nên ít nghiêm ngặt hơn. Công việc thực tế của ông được gắn chặt với hành động xây dựng cụ thể như một niềm đam mê. Ông nghĩ gì về việc kiến trúc chuyển sang thực hiện một vai trò chiến lược trong việc tạo nên thành phố?

Glenn Murcutt: Ồ, có thật là kiến trúc thực hiện được điều đó không? Kiến trúc rất rõ ràng – đó là thiết kế các tòa nhà, các đối tượng, hầu như bất cứ điều gì, giống như một chiếc xe hơi … điểm quan trọng nhất của kiến trúc là thiết kế. Có những thứ khác có hỗ trợ nó nhưng thiết kế là một hoạt động tinh thần, thiết kế thuộc về tâm thức. Đó là về sự hiểu biết ánh sáng, không gian, cấu trúc, trật tự – tất cả mọi thứ. Có những người tuyệt vời trên các hệ thống giao thông vận tải, có những người tuyệt vời ở sự hiểu biết cấu trúc của một thành phố và sự pha trộn có thể có. Chúng ta có những luật quy hoạch thật ngây thơ. Các thành phố lớn nhất là một sự pha trộn, nơi mà một cái chợ nằm giữa những ngôi nhà, đại khái như vậy. Sự đa dạng của các hoạt động.

Marcus Trimble: Tôi luôn luôn nghĩ nó giống như một khối kết hợp được đẩy cùng nhau dưới áp lực.

Glenn Murcutt: Nó đúng là như vậy … các thành phố lớn nhất đang phát triển không theo quy tắc nào nhưng gần như là một kiểu chính sách không can thiệp. Quy định rất quan trọng nhưng để có một quy định dứt khoát kiểu như –  “chỗ này là khu dân cư và đó là nơi mà khu thương mại sẽ phải ra đi” – tôi nghĩ là vô nghĩa. Người Tây Ban Nha đã không làm như vậy cách đây 40 hoặc 50 năm. Tôi chủ trì ban giám khảo cho Công viên Hòa Bình tại bán đảo Gallipoli và người Thổ Nhĩ Kỳ cũng có cùng level như chúng ta, đó là, họ có một sơ đồ quy hoạch và các khu vực tô màu – “đây sẽ là khu thương mại, đây sẽ là khu dân cư, đây sẽ là công trình như thế này như thế kia …”. Tôi nhớ Ignasi de Solà-Morales – đó một người đàn ông tuyệt vời, thật dị thường – ông ta nói “Tôi không hiểu các ông – chúng tôi đã vứt những quy hoạch như thế này từ vài năm trước . Đây là những gì cần làm – trộn lẫn mọi thứ lên. Đấy mới là các giải pháp chúng ta nên nhìn vào”. Và ông ta đã đúng. Đó chính là vấn đề – chúng ta có được sự linh hoạt hơn. Chúng ta có quá nhiều các loại sơ đồ quy hoạch của Anh quốc. Các luật lệ và các quy định cứng nhắc. Tôi nhớ lại công việc tại London vào đầu những năm 60 và Viện Kiến trúc sư Hoàng gia Anh (RIBA) đưa ra châm ngôn: FLEOS + VAL = DESIGN (Chức năng, Hợp lý, kinh tế, Tối ưu, Giải pháp + Nhìn được = Thiết kế).

Khía cạnh khác là trách nhiệm nghề nghiệp. Nếu chúng ta nói về rủi ro, thì rủi ro chính là nói về trách nhiệm nghề nghiệp. Rút cục, nếu bạn phát triển một đề xuất và nó không hoạt động, được thôi, sau đó thì kết cục thật kinh khủng.

Đây là một vấn đề lớn. Nếu bạn muốn tiến bộ, bạn phải chấp nhận tính đến rủi ro. Tôi đã làm điều đó cả sự nghiệp của tôi, nhưng tôi cũng đến gãy răng (nguyên văn: cut my teeth) về sự thay đổi và bổ sung của chính mình – có một giai đoạn tôi đã có cả thảy 33 sự thay đổi và bổ sung. Trong mười năm đầu tiên làm nghề tôi chỉ làm được ba ngôi nhà mới. Tôi đã được biết đến như là vua của các thay đổi và bổ sung. Nếu bạn muốn có một sự thay đổi, bổ sung, hãy đến với Murcutt. Bạn có biết những gì tôi đã làm không? Với tất cả mọi công trình, tôi đều có một thử nghiệm nhỏ – một điều gì đó nhỏ thôi để xây dựng nên một kho từ vựng của rủi ro. Nếu đó chỉ là một việc nhỏ thôi và nếu thử nghiệm của tôi không thành thì cũng không có gì quan trọng lắm. Vì thể, tôi đã sử dụng 10 năm với những sự thay đổi, bổ sung như một phương pháp nghiên cứu.

Và giờ, có điều mà tôi đã được dạy bởi cha tôi là đừng bao giờ chạy đua tới thành công, và nếu nó đến hãy cầm lấy nó thật nhẹ nhàng.

Chúng ta hãy quay trở lại trách nhiệm nghề nghiệp. Chúng cung cấp nền tảng để chúng ta không có rủi ro, bởi vì chúng ta biết nếu có điều gì sai chúng ta dễ bị tổn thương. Tại sao tiền bồi thường nghề nghiệp của chúng ta đắt như vậy? Tôi nghĩ rằng nó cực kỳ tốn kém và tôi hiểu nó được thực hiện để bảo hộ một trong bốn bảo hiểm mỗi năm. Một trong bốn trong đối với nghề của chúng ta – thật khủng khiếp.

Tôi phải thông báo rằng các bảo hiểm của tôi gần như tăng gấp bốn lần trong 42 năm qua – chủ yếu khi các nhà thầu xây dựng đã bỏ công trường và không có cách nào mà ta có thể hoàn thành dự án với phần tiền còn lại trong hợp đồng. Luôn luôn phải chuẩn bị để chi thêm 10% hoặc 15% trên tổng giá trị hợp đồng ban đầu để hoàn thành. Điều đó làm cho chúng ta hoàn toàn dễ bị tổn thương, pháp luật không hề xem xét, không ai có thể đủ khả năng khi có một nhà thầu rời khỏi công trường. Qúa nguy hiểm. Ơn Chúa, tôi chưa bao giờ bị khởi tố, tôi thậm chí không bị đe dọa – có lẽ tôi đang cầm chắc một rủi ro khi nói như vậy.

Image

The Marika-Alderton House for an aboriginal community (Eastern Arnhem Land in the Northern Territory, Australia, 1994)

Marcus Trimble: Đến giờ thì ông vẫn may mắn.

Glenn Murcutt: Nhưng tôi đã có cơ hội khi tôi cảm thấy rằng ai đó cố gắng để thông báo cho công ty bảo hiểm của tôi. Tôi đã rất thận trọng về điều đó, các công ty bảo hiểm đã làm rất tốt cho đến nay!

Marcus Trimble: Chúng ta phải có nó (các công ty bảo hiểm).

Glenn Murcutt: Có chứ, chúng ta phải có, nhưng không phải là biểu hiện của tình trạng khủng khiếp mà chúng ta đang gặp phải?

Marcus Trimble: Lúc nào thì điều đó bắt đầu xảy ra?

Glenn Murcutt: Nó thực sự được bắt đầu nghĩ đến vào cuối những năm 1960. Những văn phòng lớn đã được bảo hiểm, nhưng những công việc nhỏ không thể đủ khả năng mua bảo hiểm. Tôi không có đảm bảo trách nhiệm nghề nghiệp cho 8 hay 9 năm đầu tiên của tôi trong thực tế. Tôi không nghĩ nó là cần thiết. Các chủ đầu tư đều tốt đẹp – tôi đã làm điều tốt nhất của tôi cho họ. Nói về trách nhiệm nghề nghiệp thì đây thực sự là nghề đầy thách thức. Đó là một thời gian thực sự khó khăn cho kiến trúc sư. Hãy để tôi nói điều này: nếu một người đang làm việc với một hội đồng, có nhiều nguy cơ bị kiện. Nếu một người đang làm việc với một khách hàng cá nhân, bạn có thể nói “ông là người chịu trách nhiệm với tôi như tôi đối với ông”. Bạn có thể đàm phán và làm việc dễ dàng hơn để thông qua bất kỳ khó khăn nào có thể phát sinh và không phải hầu tòa

Marcus Trimble: Đúng vậy, hội đồng là một vấn đề khác – trung lập và khách quan.

Glenn Murcutt: Ừ, khách quan. Quay trở lại vấn đề trước đó của bạn – họ thường chỉ nhìn vào tiền và thời gian cũng được xem là tiền, nó là một phần của nền văn hóa của chúng ta. Tôi nhớ những năm 1960, năm 1970 và 1980 trên bàn ăn chỉ nói về tăng vốn, kinh doanh nhà ở, lợi nhuận bất động sản … đó là một chủ đề lớn. Người Úc đột nhiên nhận ra rằng chúng ta mong đợi một thu nhập rất tốt và rằng các tiêu chuẩn sống của chúng ta là rất cao. Thật sai lầm khi cho rằng các tiêu chuẩn sống của chúng ta là vĩ đại – tiêu chuẩn sống là tiêu thụ dựa trên ý tưởng sai lầm coi đồng tiền là tối thượng ! Và có rất ít thay đổi. Chúng ta ngắn hạn, nghĩ ngắn và tư duy ngắn – tương tự như nền chính trị của chúng ta. Chính trị của chúng ta là nói chung cho thời điểm này, họ có xu hướng chỉ nghĩ đến cuộc bầu cử tiếp theo mà không nghĩ đến khoảng ba mươi, bốn mươi hoặc một trăm năm nữa. Cũng như “làm thế nào để tòa nhà này có thể đem đến cho tôi 10% lợi nhuận? Làm thế nào để tôi có một kiến trúc sư làm việc vừa đủ để nó được bán một cách nhanh chóng, cho tôi lợi nhuận 14%? ”

Image

Anthony and Yvonne Boyd Education Center

Marcus Trimble: Ông nhìn nhận thế vào về sự tôn trọng nghề nghiệp cũng như sự liên kết giữa các kiến trúc sư?

Glenn Murcutt: Giữa các kiến trúc sư đã có một sự thân thiết vào những năm 1950. Đầu tiên là có đủ công việc để giữ cho tất cả mọi người cùng làm. Ngày nay, một số văn phòng rất lớn và họ cần rất nhiều công việc để giữ chân các kiến trúc sư. Kiến trúc sư hành nghề phải rất cạnh tranh so với các kiến trúc sư khác, đặc biệt là trong sự “kết thúc lớn” của thành phố. Cạnh tranh không phải là cách duy nhất để nhận việc làm – những người thổ dân sống sót bằng cách hợp tác, chứ không phải thông qua cạnh tranh, trái ngược với thuyết tiến hóa của Darwin.

Cạnh tranh không nhất thiết phải luôn luôn sản xuất ra sản phẩm tốt nhất. Có thể đúng trong một số việc, nhưng không nhất thiết như vậy trong việc thực hiện một dự án. Tuy nhiên, trong những năm 1950, chúng tôi đã có rất nhiều kiến trúc sư đã nhận được rất nhiều điều của nhau về nghề nghiệp thực sự, chứ không phải bị cô lập cá nhân. Tôi nhớ lại mối quan hệ giữa Ian Mackay, Bruce Rickard, Harry Howard, Neville Gruzman, Bill Lucas và những người khác. Họ phê bình công việc của nhau, đã có các cuộc thảo luận về công tác xây dựng, tiến hành nghiên cứu quy hoạch và các dự án với nhau tại Đại học Sydney. Họ đã làm cuộc thi các ý tưởng với nhau, họ là một lực lượng tại Sydney và tôn trọng lẫn nhau vô cùng. Họ hỗ trợ nhau, họ đã không mất tiền hoa hồng từ người khác.

Marcus Trimble: Đúng vậy, có những câu chuyện tương tự, tại các địa phương, họ đã hỗ trợ các văn phòng khác trong việc giảm giá và vận động theo cách của họ.

Glenn Murcutt: Có những người sẽ làm bất cứ điều gì, tôi đã có kinh nghiệm đầu tay, và bạn có thể nêu ra cho tôi. Không đề cập đến đó là việc gì, nhưng đó là một dự án cùng cộng tác. Chúng tôi tiến hành trên một dự án quan trọng, trong 4 tháng, khi một kiến trúc sư có tiếng ở thành phố gọi cho khách hàng của chúng tôi và nói rằng chúng tôi có thể được thay thế, và rằng công việc này có thể làm từng phần mà không cần chi phí, sau đó làm các văn bản hợp đồng và kiểm tra thực địa cho một khoản phí giảm rất nhiều. Khách hàng của tôi liên lạc với tôi và hỏi “Kiểu nghề nghiệp gì mà lại nghĩ đến chuyện chiếm chỗ nhau như vậy?” Dự án vẫn tồn tại và cũng đã tiến triển tốt. Khi tôi nhận được giải thưởng Pritzker, tôi nhận được một lá thư với lời chúc mừng, nhưng với lời châm chọc là “Một số trong chúng ta phải đi vào những điều khó khăn trong thực tế như việc thiết kế các công trình thương mại”. Tốt, phải xếp cái thư chúc mừng đấy vào loại gì? Tất cả nó ngụ ý với thái độ là “vồ lấy hết đi nếu mày có thể xơi được”. Khi công việc đang khan hiếm, các vấn đề xuất hiện.

Marcus Trimble: Đúng vậy, đó là loại công việc dựa trên sự hào phóng là tốt. Thật khó khăn tìm kiếm những người hợp tác.

Glenn Murcutt: Tôi rất thích cộng tác với những người tôi rất tôn trọng và lòng quảng đại không bao giờ cần thảo luận, nó được hiểu. Hợp tác rất quan trọng và mỗi người chúng ta có thể đóng góp như nhau ở mọi giai đoạn của một dự án mà không cần phải tham gia vào đội ngũ nhân viên, điều đó thật tuyệt vời và không cần phải “vồ lấy hết đi nếu mày có thể xơi được”.

Image

(Bản dịch có thể không được tốt, bản gốc xin đọc tại đây)